Đá cẩm thạch và giá trị thực trên thị trường đá quý

Đá cẩm thạch và giá trị thực trên thị trường đá quý

Đá cẩm thạch (Jadeite) là một biến thể phổ biến nhất của Ngọc (Jade). Chúng rất quý trong một số xã hội cổ đại, và đôi khi còn có giá trị hơn cả Vàng. Cẩm thạch được người đời sử dụng làm trang sức vừa mang lại vẻ đẹp thanh cao vừa mang lại sức khỏe và sự may mắn cho người sử dụng. Sau đây Vòng Đá 5A sẽ giới thiệu chi tiết về cấu trúc cũng như giá trị của loại ngọc này để độc giả cùng tham khảo nhé.

1. Cẩm thạch là gì?

Đá cẩm thạch (Jadeite) là một khoáng chất pyroxene và là một trong hai loại Ngọc Jade nguyên thể (loại còn lại được gọi là ngọc bích nephrite). Trên quan điểm đá quý, cả ngọc bích (Nephrite) hay cẩm thạch (Jadeite) đều được gọi chung là Ngọc (Jade).

Cẩm thạch có giá trị nhất là màu xanh ngọc lục bảo và thậm chí được gọi là "imperial jadeite"
Cẩm thạch có giá trị nhất là màu xanh ngọc lục bảo và thậm chí được gọi là “imperial jadeite”

Các dạng Ngọc bích hay Cẩm thạch của Ngọc gần như giống hệt nhau và có thể rất khó phân biệt hai loại này. Trong lịch sử, chúng được gộp chung làm một cho đến năm 1863, khi người ta phát hiện ra rằng chúng là những khoáng chất khác nhau về mặt cấu trúc. Màu sắc phổ biến nhất cho cả hai dạng Ngọc là màu xanh nhạt. Cẩm thạch có giá trị nhất là màu xanh ngọc lục bảo và thậm chí được gọi là “imperial jadeite” (ngọc hoàng gia).

Thông tin chung:

Loại đá quý Đá cẩm thạch (Jadeite)
Tên gọi khác Ngọc Jade, ngọc phỉ thúy, đá sơn thủy
Công thức hóa học NaAlSi2O6
Màu sắc Xanh nhạt đến xanh đậm, xanh táo, xanh ngọc lục bảo, xám, trắng và vàng kem. Thường có đốm trắng và xanh nhạt. Thỉnh thoảng cũng có màu vàng, hồng, tím, nâu và đen; đôi khi nhiều màu hoặc dải màu.
Độ cứng Mohs 6.5 – 7/10
Phân bổ Cẩm thạch tốt nhất đến từ Tawmaw, Myanmar. Ngoài ra còn những nguồn khác là Itoigawa, tỉnh Niigata, Nhật Bản; Kharp, Siberia, Nga; Vân Nam, Tây Tạng của Trung Quốc; Itmurundy Massif, Krasnoynyi Oktyabr, Kazakhstan; và Sierra de las Minas, Thung lũng Motagua, Guatemala.
More Xem thêm tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Jadeite

2. Đá cẩm thạch có bao nhiêu loại?

Không phải tất cả sản phẩm đá cẩm thạch có trên thị trường đều giống nhau. Trên thực tế, đá cẩm thạch được chia làm 3 loại chính:

  • Cẩm thạch loại A: sản phẩm làm từ đá cẩm thạch hoàn toàn thiên nhiên, không qua xử lý. Loại này nếu sản phẩm chất lượng, không tạp chất, độ trong cao thì giá thành cực kỳ đắt, có thể lên đến hàng triệu USD. Nhưng ngược lại vẫn là sản phẩm loại A không qua xử lý nhưng hàng chứa nhiều tạp chất, màu không đều thì giá trị có khi thấp hơn cả hàng loại B. Vậy nên độc giả hãy bỏ ngay suy nghĩ hàng loại A luôn là loại hàng tốt nhất.
Đá cẩm thạch loại A
Đá cẩm thạch loại A
  • Cẩm thạch loại B: Là sản phẩm đá cẩm thạch hoàn toàn thiên nhiên nhưng được xử lý giúp làm sạch tạp chất và sáng, bóng hơn. Dòng sản phẩm này khá được ưa chuộng, chiếm đến 70-80% thị trường. Dòng sản phẩm này có giá trị trung bình – khá.
  • Cẩm thạch loại C: Là loại đá cẩm thạch được xử lý màu khá nhiều khiến thay đổi hoàn toàn cấu trúc cũng như giá trị của chúng. Cẩm thạch loại C ít được chấp nhận trong giới đá quý, chúng được bày bán phần lớn trong các cửa hàng đồ lưu niệm hoặc quà tặng đi kèm.

3. Giá trị của Jade trong phong thủy

Trong văn hóa phương Đông, người ta quan niệm rằng người mang ngọc cẩm thạch theo người không những biểu thị sự quyền quý, giàu sang mà để nhắc nhở bản thân tu dưỡng chính đạo và sự thông hiểu.

Giá trị của ngọc trong phong thủy
Giá trị của ngọc trong phong thủy

Cũng giống như các loại đá quý khác, ngọc cẩm thạch mang một nguồn năng lượng dương dồi dào. Vì thế, khi mang bất kỳ một món trang sức được làm từ cẩm thạch bạn sẽ được tiếp thêm nguồn động lực, mạnh mẽ, lạc quan trong cuộc sống.

Theo lịch sử để lại, vua chúa thường mang bên mình trang sức bằng cẩm thạch, khi chết đi thường chôn theo mình vàng, ngọc, châu báu, điều này tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, quyền quý ở kiếp sau.

4. Cách xác định giá trị cho đá cẩm thạch

Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn và đánh giá giá trị của đá cẩm thạch. Tuy nhiên, ngoài những tiêu chuẩn riêng, chất lượng của đá cẩm thạch luôn dựa vào 3 yếu tố chính đó là độ trong, màu sắc kết cấu của viên đá.

4.1. Độ trong

Khi đánh giá chất lượng của đá cẩm thạch, điều đầu tiên và quan trọng nhất là độ trong của viên đá. Để quan sát độ trong, chúng ta quan sát chúng dưới đèn chiếu soi đá hoặc đèn flash.

Độ trong là yếu tố quan trọng để xác định giá trị của cẩm thạch
Độ trong là yếu tố quan trọng để xác định giá trị của đá cẩm thạch

Độ trong được phân ra làm 3 cấp độ: đục hoàn toàn, bán trong và trong thấu quang. Hiếm khi nào có một chiếc vòng trong suốt. Nếu có, thì giá trị của nó là cực kỳ lớn:

  • Đục: loại này có giá trị thấp nhất, hoàn toàn không có độ trong. Dưới ánh sáng đèn, viên đá nhìn tối và sạn.
  • Bán trong: đây là loại có giá trị trung bình-cao, dưới ánh đèn chúng ta quan sát thấy viên đá sáng bóng, mượt mà, nhưng ánh sáng không thể xuyên thấu.
  • Trong mờ: Trong mờ nghĩa là ánh sáng có thể xuyên thấu qua với cường độ vừa phải. Loại này thường có giá trị rất cao.

Ngoài ra, khi đánh giá độ trong của viên đá, chúng ta cũng cần quan sát xem chúng có bị lẫn các tạp chất khác không. Càng nhiều tạp chất giá trị của viên đá càng giảm.

4.2. Màu sắc

Đá cẩm thạch được ưa chuộng nhất, cũng như có giá trị cao nhất là loại màu xanh lục bảo, giới chuyên gia dùng từ “ngọc hoàng gia” để chỉ màu sắc này. Các vị hoàng đế trong lịch sử đều mang bên mình trang sức cẩm thạch màu xanh lục bảo để được trường thọ và giàu có ở cả kiếp này lẫn kiếp sau. Chính vì vậy mà theo nhiều thế hệ, màu xanh được mặc định là màu của đá cẩm thạch.

Cẩm thạch có Màu xanh lục bảo là loại có giá trị cao nhất

Các màu sắc khác nhau của đá cẩm thạch
Các màu sắc khác nhau của đá cẩm thạch

Các màu còn lại tùy vào sở thích cá nhân mà chọn lựa với giá cả vừa phải. Màu vàng, đỏ, tím oải hương, màu đen, được giới quý tộc xưa mang bên mình để được may mắn, chứng tỏ sự giàu có, thể hiện địa vị cao trong xã hội. Riêng loại màu xám thường có giá trị thấp nhất.

4.3. Kiểu cắt

Sau khi quan sát độ trong và màu sắc của viên đá, chúng ta cần quan sát xem kết cấu của có hài hòa, cân đối hay không. Tức là sự kết hợp giữa độ trong, màu sắc trên bề mặt của viên đá có hài hòa hay không, có bắt mắt hay không.

Màu sắc trên bề mặt của viên đá có hài hòa hay không, có bắt mắt hay không
Màu sắc trên bề mặt của viên đá có hài hòa hay không, có bắt mắt hay không

Ngoài ra, nếu mua sản phẩm, độc giả cần quan sát và đánh giá thành phẩm chế tác. Các tiêu chí cần đánh giá thêm: bề mặt và phần cạnh của sản phẩm có được người thợ chế tác cân đối, hài hòa không. Sản phẩm có bị nứt, vỡ, có khuyết điểm gì không.

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin và nhận định lượm lặt trên internet cùng với kiến thức mà VongDa5A có qua trải nghiệm thực tế. Hy vọng qua bài viết này quý độc giả sẽ tìm cho mình được một sản phẩm ưng ý nhất. Nếu thấy bài viết có ích quý độc giả hãy share ngay bài viết để mọi người cùng tham khảo nhé. Cảm ơn các bạn.


Quý độc giả có thể tham khảo các sản phẩm đá cẩm thạch tự nhiên tại trang sau ĐÂY.

Trả lời

0362943234
icons8-exercise-96 chat-active-icon