Mọi người thường kháo nhau “đá phong thủy đắt lắm không phải ai cũng có tiền mua đâu, mua rẻ quá thì không phải là đá thật, trên mạng toàn hàng giả…” Sự thật có phải vậy không? Mời độc giả cùng Vòng đá 5A đọc tiếp bài viết để có được câu trả lời thỏa đáng nhé.
Đá phong thủy là gì?
Trước khi đi vào bài viết, tôi cũng xin phép được giải nghĩa, đi sâu hơn về từ “đá phong thủy” theo kinh nghiệm cũng như kiến thức mình cóp nhặt được. Đúng là Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, mỗi từ có đến hàng chục nghĩa khác nhau. Vì vậy để giải quyết được cặn kẽ, tôi bóc tách từ “Đá phong thủy” thành 2 phần: “Đá” và “phong thủy”.
- “Đá” là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, có thể là một thể địa chất có lịch sử hình thành riêng biệt.
- “Phong thủy” chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của tự nhiên đến đời sống họa hay phúc của con người. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.
Từ 2 định nghĩa được trích từ Wikipedia có thể tổng hợp được như sau: Đá phong thủy là một sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có khả năng giúp thay đổi cơ bản vận mệnh của người dùng.
Đá phong thủy trên thực tế được chia thành 2 loại chính:
- Đá quý (Precious Stone): Có 4 loại được liệt kê trong danh mục đá quý: Kim cương, Ruby, Blue Sapphire và Emerald (Ngọc lục bảo). Đôi khi bạn sẽ có thể thấy ngọc trai, opal hoặc jade (ngọc) được liệt kê là một loại đá quý, nhưng thường thì chúng chỉ được coi là bán quý.
- Đá bán quý (Semi-Precious Stone): Tất cả loại đá có giá trị còn lại không thuộc 4 loại đá quý trên thì được coi là đá bán quý. Danh sách này tăng lên từng ngày, nhưng một số trong những loại phổ biến là: mã não, thạch anh tím, aquamarine, garnet, moonstone, thạch anh hồng, tourmaline …
Lịch sử không tốt của phong thủy
Thời gian gần đây người kinh doanh buôn bán đá quý, đá bán quý ngán ngẩm: “Bán rẻ thì bảo đá giả còn bán đắt lại không ai mua”. Tất cả cũng chỉ vì quá khứ không tốt, tạo nên những ấn tượng không đẹp về sản phẩm này.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, khi đời sống nhân dân được nâng cao, trào lưu phong thủy cũng như đá phong thủy du nhập vào Việt Nam. Người người đi xem phong thủy, mua bán đá tấp nập và nhộn nhịp. Thời kỳ đó giá của đá phong thủy được đà mà tăng không ngừng, mua 1 bán 10. Gian thương nhân cơ hội đó sản xuất chế tác đá giả, treo đầu dê bán thịt chó. Người mua thì mù mờ thông tin, cứ đúng màu hợp mệnh là mua mà không biết đá giả thì chẳng có tác dụng gì cả.
Về sau này nhiều bài báo đã vạch trần và so sánh giá đá phong thủy ở Việt Nam và các nước, xóa bỏ rất nhiều hủ tục mê tín dị đoan. Dần dần về sau người mua quay mặt lại với đá phong thủy, hàng trăm cửa hàng phải đóng cửa. Đá phong thủy từ đây cũng hết nóng.
Tiền nào của nấy – Sự trở lại của đá phong thủy
Sự trổi dậy của internet và các mạng xã hội đã giúp người dân tiếp thu được kiến thức nhanh hơn. Những tác dụng không thể chối cãi của đá tự nhiên như làm trang sức hay mang lại niềm tin tốt đẹp, năng lượng thiên nhiên cho người dùng (Ở bên phương đông gọi là phong thủy, phương tây gọi là năng lượng Chakra). Điều này giúp đá phong thủy quay lại gần hơn với đời sống.
Tuy nhiên vì những quá khứ không tốt đẹp mà đá phong thủy không được phổ cập nhiều. Có hai điều tôi có thể khẳng định ngay trong bài viết để bạn có cái nhìn rõ hơn:
- Đầu tiên là “Đá phong thủy không hề đắt”. Đắt hay rẻ là phạm trù mang tính chất tương đối. Người thu nhập thấp thì 100k cũng gọi là đắt nhưng đối với người thu nhập cao tiền đó chưa đủ một bữa ăn huống hồ là mua đá tự nhiên. Nên nhiều khi đắt chỉ là do người mua nghĩ vậy chứ so sánh với giá trị thì không hề đắt chút nào cả. Không những thế giá trị của đá phong thủy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đá, chất lượng, kích cỡ, kiểu cắt … Ví dụ đơn giản để cho các bạn dễ hình dung: Người mệnh kim muốn cầu tài lộc thì thường đeo tỳ hưu có màu vàng như đá thạch anh tóc vàng hoặc đá thạch anh vàng. Bình dân thì có thể mua đá thạch anh vàng với giá 200-300k, còn cao cấp hơn chút có thể chọn đá thạch anh tóc vàng 400-500k. Một ví dụ nữa: Một vòng thạch anh tóc vàng có nơi bán vài trăm ngàn, có nơi bán vài triệu? Tại sao vậy. Phần lớn lý do ở đây là do chất lượng đá. Đá đẹp, trong, nhiều tóc rõ ràng ai cũng thích rồi, nhập nguyên liệu đắt hơn thì phải bán đắt hơn. Đá đục ít tóc xấu hơn thì phổ thông nên giá rất rẻ vài chục đến vài trăm một vòng là bình thường.
- Thứ hai là “Mua hàng trực tuyến hoàn toàn có thể an tâm.” Ngày nay việc mua hàng trực tuyến đang trở thành xu thế. Mọi người không cần phải đi xa mà vẫn có được món hàng ưng ý. Đi đúng với xu hướng thời đại, pháp luật Việt Nam đã có luật an ninh mạng nên bạn hoàn toàn có thể an tâm rằng, việc lừa đảo trên mạng đã giảm đi đáng kể rất nhiều. Hơn những thế khi mua hàng qua mạng, nếu chưa an tâm bạn có thể nhận hàng, kiểm tra xong mới phải thanh toán tiền (Hình thức giao hàng COD khá phổ biến ở Việt Nam). Đối với mua bán đá phong thủy, giá trị một mặt hàng cũng khá bé so với tivi, tủ lạnh, điều hòa … Người ta vẫn mua ầm ầm thì tại sao bạn phải sợ đối với mặt hàng có vài trăm ngàn. Đương nhiên khi mua bạn cũng nên tìm hiểu các thông tin của cửa hàng như địa chỉ, số điện thoại và độ uy tín của shop trước khi đặt mua hàng.
Vậy qua bài viết trên hy vọng độc giả biết được phần nào sự thật về đá phong thủy. Đá đeo lên người giúp mình tự tin hơn, sang trọng hơn, tiếc gì mà không mua, rẻ mà 🙂
Nhiều bài viết trên mạng hướng dẫn cách thử đá thật hay đá giả, tuy nhiên chỉ dành cho người có kinh nghiệm. Để chắc chắn nhất, bạn chỉ còn cách kiểm định đá quý. Đọc thêm bài viết: “Giấy kiểm định đá quý giả? Không phải ai cũng biết những thông tin này” để tìm hiểu nhé. Ngoài ra, tôi đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp khi đi mua đá phong thủy, có thể sẽ giúp bạn nhiều đó.
– Theo Tuấn Gems –
Hay